Thẻ tín dụng là gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người thắc mắc hiện nay. Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này ở trong bài viết dưới đây!
Thẻ tín dụng ngân hàng đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Với loại thẻ này, không chỉ giúp người dùng thanh toán linh hoạt mọi lúc mọi nơi, mà còn mang đến cho họ rất nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Vì vậy, rất nhiều người quan tâm đến thẻ tín dụng ngân hàng và muốn biết rõ chức năng và lợi ích chính của nó. Vậy thẻ tín dụng là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn ở trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Thẻ tín dụng là gì? Các loại thẻ tín dụng thịnh hành hiện nay
Thẻ tín dụng là gì? Thẻ tín dụng ngân hàng là loại thẻ cho phép người dùng thực hiện các giao dịch trong hạn mức đã được thỏa thuận với ngân hàng. Người tiêu dùng có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán khi mua sắm trực tuyến, đặt chỗ vé máy bay hoặc thanh toán hóa đơn tại các trung tâm mua sắm.
Tuy nhiên, khách hàng phải trả lại số tiền đã chi tiêu và tiền lãi cho ngân hàng khi đến ngày thanh toán dư nợ thẻ tín dụng.
Khi đăng ký mở thẻ tín dụng ngân hàng, khách hàng cần chú ý đến các thông tin sau đây:
- Hạn mức thẻ tín dụng: Số tiền tối đa mà khách hàng có thể sử dụng theo thỏa thuận với ngân hàng, tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi cá nhân.
- Sao kê thẻ tín dụng: Là một loại bảng kê do ngân hàng cung cấp vào cuối kỳ, bao gồm tất cả các giao dịch, số dư nợ và hạn thanh toán của khách hàng.
- Thanh toán tối thiểu dư nợ thẻ tín dụng: Là số tiền tối thiểu mà chủ thẻ phải thanh toán để tránh bị tính phí phạt và nợ xấu, với mức dao động từ khoảng 5% trên tổng số dư nợ (tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng).
- Lãi suất thẻ tín dụng: Là mức lãi suất áp dụng trên số dư nợ còn lại của chủ thẻ (sau khi kết thúc thời gian miễn lãi).
Các loại thẻ tín dụng thường được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:
- Phân loại theo hạng thẻ: Gồm các hạng thẻ như thẻ vàng, thẻ đen và thẻ xanh, với yêu cầu và hạn mức tín dụng khác nhau.
- Phân loại theo đối tượng sử dụng: Thẻ tín dụng doanh nghiệp (dành cho tổ chức và doanh nghiệp) và thẻ tín dụng cá nhân (sử dụng cho từng cá nhân).
- Phân loại theo phạm vi: Thẻ tín dụng nội địa (sử dụng để thanh toán trong nước) và thẻ tín dụng quốc tế (sử dụng để thực hiện giao dịch tại các quốc gia khác).
- Phân loại theo mục đích sử dụng: Thẻ tích điểm, thẻ du lịch, thẻ đặc quyền,…
Những lợi ích khi dùng thẻ tín dụng ngân hàng
Chắc hẳn qua nội dung ở phía trên đây, các bạn cũng đã hiểu được thẻ tín dụng là gì rồi đúng không nhỉ? Ở phần tiếp theo đây cùng chúng tôi tìm hiểu lợi ích của việc sử dụng thẻ tín dụng nhé.
Tiện lợi trong thanh toán: Với thẻ tín dụng, quý khách có thể thanh toán hóa đơn dễ dàng mọi lúc, mọi nơi bao gồm cả trong và ngoài nước, online và offline.
Linh hoạt trong chi tiêu: Thẻ tín dụng giúp người dùng chi tiêu một cách linh hoạt mà không cần quan tâm đến số dư tài khoản.
Đơn giản hóa việc theo dõi chi tiêu: Ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ một bảng sao kê chi tiết giao dịch vào cuối kỳ, giúp quý khách dễ dàng theo dõi chi tiêu và cân đối tài chính.
An toàn và bảo mật cao: Mật khẩu và chức năng khóa thẻ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ số tiền trong thẻ tín dụng cũng như thông tin của quý khách trong trường hợp thẻ bị mất hoặc đánh cắp.
Ưu đãi hấp dẫn: Quý khách sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn như hoàn tiền, tích lũy điểm thưởng hay giảm giá khi sử dụng thẻ tín dụng.
Những trường hợp không nên dùng thẻ tín dụng
Rút tiền mặt: Khi sử dụng thẻ tín dụng rút tiền mặt tại các cây ATM, tiền lãi sẽ được tính ngay. Tuy nhiên, quý khách nên chỉ sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền trong các trường hợp khẩn cấp.
Giao dịch lớn: Lãi suất “tạm vay” tiền từ thẻ tín dụng thường khá cao. Vì thế, nếu cần chi trả cho một giao dịch lớn, quý khách nên ưu tiên đăng ký vay tiền cá nhân thay vì sử dụng thẻ tín dụng.
Chức năng cơ bản của thẻ tín dụng ngân hàng
Chức năng của thẻ tín dụng là gì? Thẻ tín dụng đang dần trở thành một xu hướng trong xã hội hiện đại với những chức năng vượt trội sau:
- Thanh toán chậm: Chức năng thanh toán chậm cho phép chủ thẻ thanh toán giao dịch một cách nhanh chóng khi không có đủ tiền trong tài khoản. Điều này có nghĩa là quý khách sẽ “tạm vay” một khoản tiền từ ngân hàng, giảm bớt gánh nặng kinh tế. Sau đó, quý khách có thể thanh toán số tiền đó trong vòng 45 – 60 ngày (tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng).
- Rút tiền mặt: Người dùng có thể rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng tại các máy ATM với số tiền rút tối đa bằng hạn mức của thẻ.
- Trả góp: Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trả góp với lãi suất 0% tại các cửa hàng hoặc trang thương mại điện tử (đối tác của ngân hàng mà khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng).
Lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng
Khi tìm hiểu thẻ tín dụng là gì, người dùng không nên bỏ qua những điều cần lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng ở dưới đây:
- Điều chỉnh chi tiêu: Thường xuyên cần cẩn trọng để không vô tình chi tiêu “quá đà” khi sử dụng thẻ tín dụng. Để tránh vấn đề này, quý khách nên lựa chọn loại thẻ với hạn mức phù hợp và đặt ra một số quy tắc tiêu dùng đơn giản. Ví dụ như chi tiêu mỗi tháng không vượt quá 5,000,000 đồng hoặc chỉ sử dụng thẻ tín dụng cho những giao dịch ở nước ngoài.
- Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng: Hầu hết các ngân hàng hiện nay miễn lãi suất nếu quý khách thanh toán dư nợ trong 45 ngày đầu. Vì vậy, quý khách nên ghi nhớ ngày thanh toán hoặc sử dụng tính năng thanh toán tự động bằng cách ghi nợ từ tài khoản thanh toán.
- Phí và lệ phí: Khi mở thẻ tín dụng, người dùng sẽ phải chịu chi phí như phí ngoại tệ, phí vượt hạn mức, phí trả chậm…. Việc thanh toán trễ một trong những khoản phí này có thể ảnh hưởng đến cơ hội vay vốn của chủ thẻ trong tương lai và ảnh hưởng đến điểm tín dụng CIC của quý khách.
Kết luận
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về thẻ tín dụng là gì và cung cấp thông tin về chức năng, lợi ích cũng như một số lưu ý liên quan đến thẻ tín dụng của ngân hàng. Sự tiện lợi của loại thẻ này trong xã hội hiện đại là điều không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ tín dụng vẫn có nhiều rủi ro nếu người dùng chưa có một kế hoạch chi tiêu hợp lý. Vì vậy, khách hàng nên xem xét kỹ lưỡng trước khi chọn lựa thẻ và đề ra một số quy tắc đơn giản để cân đối tài chính.
Comments (No)